Theo ý kiến của nhiều bạn đọc gửi về tòa soạn, việc Thiếu tá Trần Duy Nghĩa dũng cảm hy sinh là tấm gương sáng của lực lượng Công an. Sự hy sinh của đồng chí Nghĩa xứng đáng được nhà nước công nhận là liệt sỹ.
Đồng đội của Thiếu tá Trần Duy Nghĩa mong mỏi người đồng đội của mình được xem xét công nhận liệt sĩ
Khi bài viết đăng tải, nhiều người dân chứng kiến trực tiếp vụ tai nạn kinh hoàng này đều ủng hộ việc xet xét công nhận liệt sĩ với Thiếu tá Trần Duy Nghĩa: “Tôi là người chứng kiến toàn bộ thảm cảnh ngày mùng 2 tết năm đó đến nay cũng đã được hơn 1 năm rưỡi rồi mà tôi vẫn chưa quên được, vụ tai nạn giao thông làm 2 người chết nằm ở 2 góc đường, rất nhiều người dân đứng xem hiện trường, công an có hơn chục cán bộ chiến sỹ vừa làm nhiệm vụ vừa đo đạc xử lý hiện trường, thì có 1 xe máy có mấy ông trẻ rượu nát bươm lao vào đâm thẳng vào đồng chí Nghĩa. Nếu đồng chí Nghĩa tránh ra trong trường hợp vừa rồi, có lẽ có đến 3-4 đồng chí cảnh sát giao thông hy sinh rồi”. Phamtuan@gmail.com.
“Tôi là người dân Nghĩa Lộ - Yên Bái. Tôi chứng kiến tất cả những sự kiện bài báo đã nêu, thấy hoàn toàn đúng. Đám tang anh Nghĩa cả tỉnh Yên Bái từ Bí thư, Chủ tịch tỉnh, Giám đốc Công an đến lãnh đạo các ban ngành của tỉnh đều đã vào Nghĩa Lộ dự đám tang và phát động công an học tập guơng hy sinh quên mình vì đồng đội của anh ấy. Chúng tôi - tổ dân phố đã cùng ký vào đơn để nghị nhà nước công nhận anh ấy là liệt sỹ. Lòng dân ở nơi xa xôi này cầu mong cho huơng hồn anh ấy được siêu thoát, sự hy sinh của anh được đền đáp xứng đáng. Vậy mà, Cục người có công - Bộ lao động TBXH quá vô cảm.
Bộ Công an gửi văn bản xin ý kiến Bộ LĐTB&XH về trường hợp xét công nhận liệt sĩ với đồng chí Nghĩa
Tôi rất bức xúc nên đã tìm đọc Nghị định về người có công. Thấy anh Nghĩa hoàn toàn xứng đáng là liệt sỹ. Vì: 1/ Anh Nghĩa hy sinh khi đang thực hiện nhiệm vụ. Vì bảo vệ đồng đội phía sau mà anh bất chấp nguy hiểm, xông ra làm tín hiệu cảnh bảo để ngăn chặn đối tượng đang lao thẳng vào đám động công an đang khám nghiệm; 2/ Việc bảo vệ hiện trường là cấp bách và không thể trì hoãn; 3/ Anh Nghĩa đã thực tế ngăn chặn được 1 tội phạm. Tôi không hiểu ông Kiên, hay ông Cục trưởng có công kia có đọc được Nghị định này không. Bộ lao động TBXH có thấu hiểu nỗi khổ của gia đình họ hay không? hiêutan@gmail.com.
Vụ thiếu tá Trần Duy Ngiã này các bác ở Bộ lao động TBXH phải đặt mình vào người đang đứng ở phía sau thiếu tá Nghĩa thì các bác mới thấy sự dũng cảm, vĩ đại của người ta. Tôi thiết nghĩ, những tấm gương hy sinh mà bảo vệ được đồng đội đáng được học tập và nêu gương chứ, sao lại không công nhận liệt sỹ cho đồng chí ấy? huyenphamthanh@yahoo.com
Ủng hộ việc Bộ LĐTB&XH áp dụng xem xét chế độ đãi ngộ người có công đúng với Quy định Nhà nước ban hành, nhiều bạn đọc cũng nêu ra quan điểm nên vận dụng xem xét linh hoạt từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thể: Đúng là cái gì cũng cần phải theo luật định, nhưng đồng chí Nghĩa ko được thì cũng là 1 điều đáng tiếc thật. Có thể các cơ quan chức năng xem xét thêm về tinh thần làm việc trong quá trình công tác, cũng như gia cảnh của đồng Nghĩa, để xem xét trường hợp đặc biệt này. dhkt06x7@gmail.com
“Theo tôi nên xem xét mọi khía cạnh những người dám hy sinh vì nhiệm vụ như vậy phải nên công nhận công lao của họ, đồng thời cũng là tấm gương để các đồng chí khác trong nghành công an nói riêng, các nghành chức năng khác nhìn vào tận tâm tận lực với nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Thiết nghĩ đây không phải là việc "xin - cho" mà là trách nhiệm của toàn xã hội với những người có công vì sự bình yên của xã hội nguoiyeudan@gmail.com
Bạn đọc có địa chỉ thuannguyen65@gmail.com cho rằng: Không chỉ riêng trường hợp của đồng chí Trần Duy Nghĩa mà tất cả các chiến sĩ công an, quân nhân.... đã và đang cống hiến cho đất nước, nếu bị tai nạn trong khi đang thi hành nhiệm vụ đều xứng đáng được công nhận là liệt sĩ. Nếu có chính sách như vậy thì các cán bộ của ta mới toàn tâm toàn ý để hoàn thành nhiệm vụ. Tại sao thời kì kháng chiến chống Mỹ, Pháp đất nước ta lại áp dụng chính sách bao cấp, một phần vì để các chiến sĩ, gia đình chiến sĩ an tâm rằng nếu họ có hy sinh vì tổ quốc, vì hòa bình thì cũng đã có nhà nước đảm bảo cho gia đình, vợ con của họ rồi. Nếu chính sách nhà nước đưa ra hợp lý, thỏa đáng thì không những các cán bộ ngành công an, quân đội mà tất cả các ngành khác cũng sẵn sằng xả thân để hoàn thành nhiệm vụ của đảng và nhà nước đề ra.
Ngọc Cương (tổng hợp)